Nhật Bản là quốc gia của những tinh hoa văn hóa. Tinh hoa này nhiều đến nỗi có thể hớp hồn bất kì một du khách nào khi có dịp du lịch đến đây. Đặc biệt, một trong số đó, không thể không kể đến món rượu nổi tiếng: Rượu Sake.
Rượu Sake là tên gọi chung của các loại rượu Nhật Bản nhưng cũng là tên của một loại Rượu Ủ nổi tiếng, khác với các loại Rượu Cất gọi là Shochu.
Kể từ khi Phù Tang (tên gọi Nhật Bản thời cổ) du nhập lúa nước vào sản xuất nông nghiệp nội địa thì việc sản xuất rượu Sake từ gạo cũng thâm nhập theo. Rượu Sake thời xưa vốn không dành cho tầng lớp bình dân mà chủ yếu phục vụ hoàng gia hoặc các đền chùa lớn, và thường được dùng trong các lễ hội tôn giáo. Đến tận khoảng cuối thế kỷ 12, Sake mới bắt đầu trở thành thứ đồ uống phổ biến trong tầng lớp bình dân.
Lịch sử của rượu sake
Rượu Sake là tên gọi chung của các loại rượu Nhật Bản nhưng cũng là tên của một loại rượu ủ nổi tiếng của Nhật, khác với các loại rượu cất gọi là Shochu.
Sản xuất rượu Sake từ gạo được đưa vào Nhật Bản sau khi việc trồng lúa nước du nhập tới xứ Phù Tang khoảng 300 năm trước công nguyên. Thời xưa, rượu Sake chủ yếu để phục vụ hoàng gia hoặc các đền chùa lớn, và thường được dùng trong các lễ hội tôn giáo. Khoảng cuối thế kỷ 12, Sake mới bắt đầu trở thành thứ đồ uống phổ biến trong tầng lớp bình dân.
“Ghi chép về Phong thổ xứ Harima” (khoảng năm 716) có ghi chép về cách nấu một thứ rượu gọi là Kabi khá giống với phương pháp nấu Sake ngày nay. Seishu, thứ gần như Sake và hiện nay vẫn được Luật Thuế Rượu của Nhật Bản coi là bao gồm cả Nihonshu (Sake) cũng được nhắc đến lần đầu trong tài liệu này. Các kỹ thuật nấu Sake thời kỳ Heian được thể hiện tập trung qua cách nấu rượu Hadaisen, một “nhãn hiệu” nổi tiếng trong loại rượu Soboshu được nấu tại các chùa. Hadaisen được coi là thứ Seishu đầu tiên và cũng là thứ Sake đầu tiên.
bởi scveditor